du-hoc-han-quoc

GPA ở Việt Nam tính như thế nào?

GPA là gì? Cách tính điểm GPA ở Việt Nam? Nhằm để xét học bổng du học tại các trường quốc tế trên thế giới, bạn cần tìm hiểu thật kỹ lưỡng các thông tin liên quan nữa nhé.

GPA là gì?

GPA (Grade Point Average – điểm trung bình các môn học) là bình quân điểm số học tập theo trọng số mà học sinh, sinh viên tích lũy được trong thời gian học tập tại một bậc học hoặc khóa học nhất định. GPA là một tiêu chí đánh giá học lực của học sinh, qua đó phần nào thể hiện trình độ học thuật và mức độ cố gắng trong học tập. GPA được thể hiện trong bảng điểm hoặc học bạ.
Tìm hiểu thêm:

Thang điểm GPA

Tại Việt Nam, nhiều người đã quen với cách tính điểm trung bình môn theo thang điểm 10, thì ở nhiều nước như: Mỹ, Anh, Úc, Singapore,… đều áp dụng cách tính điểm theo hệ chữ (letter grade) gồm 5 mức cơ bản A, B, C, D, F. Ở từng quốc gia lại có cách chia nhỏ mỗi mức thành các mức điểm khác nhau như A+, A, A-… cách quy đổi này giúp hạn chế khoảng cách giữa 2 mức điểm và giảm sự thiệt thòi cho sinh viên.

Cách tính GPA các nước:

GPA chính là điểm trung bình môn học, trong đó tương tự như ở Việt Nam, một số môn học sẽ chiếm một trọng số khác nhau trong tính trung bình. Trọng số đó được gọi chung là tín chỉ (credit). Các môn học quan trọng hoặc thời lượng nhiều sẽ thể hiện ở số tín chỉ cao.

Theo thông thường GPA sẽ được tính theo công thức:


Để tránh bất lợi cho sinh viên Việt Nam, nhiều thang điểm khác đã được đưa ra. Trong đó thang điểm được đề nghị bởi VEF (quỹ giáo dục Việt Nam) được cho là phản ánh đúng nhất sức học của học viên. Thang điểm này hiện đã được một số trường cân nhắc để áp dụng

Tính điểm theo thang điểm 10:

Cách tính điểm này hẳn là quen thuộc với chúng ta. Đây là trung bình của điểm bài thi giữa kì và cuối kì, và là tiêu chí để xét học bổng cho các bạn.

Tính điểm GPA: nghe lạ lẫm đúng không, nhưng đây là cách tính quan trọng, quyết định đến xếp lọai học phần của các bạn và xếp lọai bằng tốt nghiệp đó.

Cách tính GPA ở Việt Nam

Điểm học phần = 10% điểm chuyên cần + 30% điểm giữa kì + 60% điểm cuối kì. Tùy từng môn học, tỉ lệ điểm thành phần sẽ có sự thay đổi (ví dụ như 10%, 20%, 70%). Trong đó:

Điểm chuyên cần: đuợc đánh giá bằng mức độ tham gia đầy đủ các buổi học, và mức độ đóng góp xây dựng bài trên lớp. Điểm chuyên cần tối đa là 10 điểm, nếu các bạn vắng mặt quá 25% số buổi, các bạn sẽ không đuợc thi môn đó và phải học lại.

Điểm giữa kì: giữa học phần các bạn sẽ có 1 bài thi, thuờng là trên giấy. Điểm giữa kì của các bạn phải trên 4 mới đủ điều kiện để thi kết thúc học phần. Đối với 1 số môn học đặc thù như triết, các bạn sẽ phải làm một bài tiểu luận để đủ điều kiện thi giữa kì. Thi giữa kì thuờng không quá khó khăn, các bạn có thể kiếm điểm cộng cho bài giữa kì nhờ phát biểu trả lời câu hỏi, làm tiểu luận tốt hoặc làm bài tập nhóm,…

Điểm cuối kì: là điểm của bài thi kết thúc học phần. Bài thi cuối kì có thể là trên giấy, vấn đáp hoặc kết hợp. Điểm cuối kì chiếm 60% đến 70% trong điểm học phần.

Cách xếp lọai theo GPA:

GPA sẽ đuợc dùng để đánh giá môn học và xếp lọai tốt nghiệp của các bạn

Xếp lọai môn học:

  • A (tuơng đuơng 8,5 – 10) = 4 GPA (lọai giỏi)
  • B (7,0 – 8,4) = 3 GPA (lọai khá)
  • C (5,5 – 6,9) = 2 GPA (Trung bình)
  • D (4,0 – 5,4) =1 GPA (Trung bình yếu). Lưu ý nho nhỏ cho các em này, nếu được D, các em có thể chọn học cải thiện để nâng điểm số, khi đó điểm học phần sau khi học cải thiện sẽ thay thế cho điểm số cũ của các em.
  • F (dưới 4) = 0 GPA và bắt buộc phải học lại.
Xếp loại tốt nghiệp được xét dựa trên GPA như sau:
  • Lọai xuất sắc: GPA từ 3,6 – 4,0
  • Lọai giỏi: GPA từ 3,2 – 3,59
  • Lọai khá: GPA từ 2,5 – 3,19
  • Lọai trung bình khá: GPA từ 2,2 đến 2,49
  • Lọai trung bình: GPA từ 2,0 đến 2,19
Hệ 10Xếp loại tại Việt NamXếp loại tại AnhXếp loại tại Mỹ
9.0 – 10Excellent

HD (High Distinction)


A- to A+(Excellent)
8.0 – 8.9Very Good
7.5 – 8.0Good

D (Distinction)


B- to B+(Good)
7.0 – 7.4Good
6.0 – 7.0FairCR (Credit)C- to C+(Satisfactory)
5.0 – 5.9Average/PassC (Pass)
4.5 – 4.9Conceded PassC*
(Conceded Pass)
D- to D
(Passing Grade)
<4.5FailureF (Fail)F (Fail)
Tuy nhiên không nhất thiết phải tự chuyển đổi GPA của Việt Nam sang hệ Mỹ khi xin học bổng vì để đạt điểm B trong thang của Mỹ tức từ 7.0/10 tương đối khó khăn (theo ước tính chỉ khoảng 20-30% sinh viên Mỹ đạt điểm số này), trong khi ở Việt Nam không khó để đạt được GPA trên 7.0. Các trường sẽ tự động cân đối xem xét GPA của ứng viên và đôi khi có những thang chuyển đổi riêng của từng trường, từng loại học bổng.

Tuy nhiên, các bạn phải lưu ý là dù GPA xuất sắc hay giỏi, nhưng nếu số tín chỉ học lại quá 5% tổng số tín chỉ quy định thì sẽ bị hạ 1 bậc tốt nghiệp.

Qua bài viết GPA là gì? Cách tính điểm GPA ở Việt Nam?, hy vọng đã phần nào giải đáp được những thắc mắc của các bạn, nhằm định hướng được mục tiêu trong tương lai. Chúc các bạn thành công!

Các tìm kiếm liên quan đến gpa việt nam

  • Cách tính điểm GPA ở Việt Nam
  • Cách tính GPA Việt Nam
  • Gpa bao nhiêu là khá
  • Tính GPA online
  • Cách tính điểm GPA cấp 3 ở Việt Nam
  • GPA Trung Quốc
  • Cách tính điểm GPA Hàn Quốc
  • Điểm GPA để du học Úc

Hãy là người đẹp trai từ những câu nói.